A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thời gian hưởng chế độ ốm đau

 

Hỏi: Tôi là công nhân viên quốc phòng, nhân viên văn phòng của một công ty và đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 6 năm. Tôi bị tai nạn rủi ro và phải nghỉ việc điều trị 2 tháng. Vậy tôi có được hưởng chế độ ốm đau không và thời gian hưởng được tính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, người lao động bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc thì được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau (không phải trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày) trong một năm đối với người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. Cụ thể:

Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm:                                                                                     

- 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 

- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;  

Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy  hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm:

- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của đồng chí đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau. Đồng chí làm việc trong điều kiện bình thường và đóng bảo hiểm xã hội được 6 năm nên thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của đồng chí là 30 ngày.

 

BBT

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ