A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

 

(Tiếp theo kỳ trước)

Về chế độ hưu trí, Thông tư hướng dẫn cụ thể nguyên tắc “cộng dồn” trong việc tính thời gian để giải quyết chế độ hưu trí. Thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành; thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975  và chiến trường K trước ngày 31/8/1989 mà bị ngắt quãng thì được cộng dồn làm căn cứ xét điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trong quân đội, công an, trong tổ chức cơ yếu mà được xác định là tuổi quân, thâm niên nghề công an, thâm niên nghề cơ yếu thì được cộng dồn để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nội dung về mức lương hưu hằng tháng; thời điểm hưởng lương hưu; BHXH một lần; bảo lưu thời gian tham gia đóng BHXH; mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần; tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng cũng được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư.

 

Chế độ tử tuất, Thông tư quy định cụ thể điều kiện về thời gian tham gia BHXH để thân nhân được nhận trợ cấp mai táng phí, các trường hợp được hưởng tuất hằng tháng, hạn tuổi để xác định thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; mức trợ cấp tuất hằng tháng, các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần. Riêng đối với các trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên). Trường hợp này, phải có sự thống nhất bằng văn bản của các thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và có biên bản họp gia đình đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng tuất hằng tháng và cử người đại diện ra nhận trợ cấp một lần. Trường hợp đặc biệt giao BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an xem xét giải quyết trên cơ sở đề nghị thống nhất của thân nhân người lao động và của người sử dụng lao động.

 

Ngoài ra, các nội dung về quỹ BHXH như mức đóng, phương thức đóng và trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc của người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; tạm dừng đóng vào quỹ BHXH; quản lý, sử dụng quỹ BHXH trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số nội dung khác cũng được quy định tại Thông tư. Các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016: Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/8/2016, các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/01/2016, trừ các nội dung về chế độ TNLĐ, BNN hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016; Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây được viết tắt là Thông tư số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH); Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2009 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH; Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04 tháng 8 năm 2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH.

 

Thùy Dương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ